5 XU HƯỚNG DẪN ĐẦU TRONG THIẾT KẾ KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC

Thiết kế nội thất trong không gian trường học có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập và giảng dạy. Do đó, ngoài chất lượng giáo viên và phương pháp giảng dạy, các đơn vị giáo dục đào tạo ngày càng quan tâm hơn đến việc đầu tư cho thiết kế nội thất chuyên nghiệp. Sau đây, ARTIUS xin chia sẻ năm xu hướng thiết kế trường học được quan tâm nhất và đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả trong đầu tư.

Không gian học tập tại Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY
Không gian học tập tại Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY

1.  SỰ LINH ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN HỌC TẬP.

Xét về mặt tâm lý, ngoài phương thức truyền thống,  nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, linh hoạt cho từng ngành học tối ưu hoá được khả năng tiếp thu của người học. Do đó, linh hoạt hoá không gian học tập là yếu tố cần thiết để thúc đẩy khả năng phối kết và tính sáng tạo trong quá trình giảng dạy.

2.  PHÂN BỔ KHU VỰC HỢP LÝ.

Tính đa dạng về phương thức học tập và làm việc phù hợp ở mỗi cá nhân làm nảy sinh nhu cầu sử dụng không gian khác nhau trong khuôn viên trường học. Do đó, việc phân bổ khu vực có thể giúp tạo hài hoà giữa những công năng vốn không tương tích với nhau; ví dụ như không gian làm việc nhóm, vốn cần sự thoải mái và cởi mở, và không gian làm việc cá nhân, cần đến sự yên tĩnh và riêng tư. Hơn nữa, việc phân bổ khu vực cũng giúp tạo sự đa dạng về thẩm mỹ cho từng không gian. Tuy nhiên, khi phân bổ không gian cần lưu ý đến yếu tố kết nối tất cả các mảng không gian với nhau để giữ được tính thống nhất xuyên suốt trong thiết kế.

Không gian học tập tại Hệ Thống Anh ngữ Tích Hợp 4.0 American Learning Lab
Không gian học tập tại Hệ Thống Anh ngữ Tích Hợp 4.0 American Learning Lab

3.  ĐEM LẠI HỌC SINH NHIỀU LỰA CHỌN.

Không gian học tập cho học sinh nhiều lựa chọn trong sử dụng có thể giúp gia tăng khả năng tập trung trong thời gian dài. Sự đa dạng về công năng cũng gia tăng tần suất và thời gian sử dụng nhiều hơn. Học sinh có thể tự lựa chọn không gian phù hợp với nhu cầu học tập và làm việc của mình; đồng thời, họ cũng có thể thay đổi không gian khác nhau trong cùng khu vực để tránh nhàm chán hoặc luân phiên thay đổi không gian làm việc khi hoạt động độc lập hay với các nhóm lớn, nhỏ khác nhau.

4.  KHÔNG GIAN SÁNG CHẾ.

Không gian sáng chế hay makerspace là một thuật ngữ tương đối mới mô tả những không gian học tập thiên về tính thực hành và trải nghiệm thực tế. Ở không gian này, học sinh sẽ được cung cấp đề bài cho những dự án nhỏ mà các bạn sẽ trực tiếp thực hiện và lựa chọn cách tiếp cận riêng biệt dưới sự giám sát và hỗ trợ của giảng viên. Do đó, các hoạt động trong không gian sáng chế rất khác và đa dạng so với không gian lớp học truyền thống, cách bố trí nội thất cần phải đủ linh hoạt và đa dạng về công năng để thúc đẩy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh.

Không gian đón tiếp khách - tuyển sinh tại Hệ thống Mathnasium Việt Nam
Không gian đón tiếp khách – tuyển sinh tại Hệ thống Mathnasium Việt Nam

5.  ĐA DẠNG MÀU SẮC VÀ CHẤT LIỆU.

Sử dụng đa dạng màu sắc và chất liệu trong thiết kế không gian lớp học có thể làm tăng nét sinh động, ấm cúng và thẩm mỹ của không gian. Những tông màu gỗ nhạt rất được ưa dụng song hành với những bảng màu nổi bật. Màu sắc và chất liệu thường được lựa chọn dựa trên những màu có sẵn trong nhận diện thương hiệu của trường và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa văn hoặc hình ảnh để làm tăng tính đa dạng, tạo hưng phấn  cho học sinh trong quá trình học tập, đồng thời, góp phần chuyển tải dấu ấn đặc trưng hoặc yếu tố bản sắc của nhà trường thông qua thiết kế.