QUAN HỆ GIỮA THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC TẬP VÀ KHẢ NĂNG TIẾP THU

Thiết kế nội thất cho tất cả các không gian đều có ảnh hưởng đến con người. Trong trường hợp không gian ấy phục vụ cho các hoạt động học tập, bồi bổ kiến thức, những lựa chọn trong thiết kế sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu của các học viên. Yếu tố đã quan trọng này giờ đây sẽ được chú trọng hơn nữa khi các cơ sở giáo dục hoạt động bình thường trở lại sau mùa dịch.

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC TẬP VỚI TRẦN CAO

Thiết kế các không gian học tập dù diện tích có ít hay nhiều nên làm khu vực trần cao. Trần cao sẽ đồng nghĩa với nhiều khoảng không, và điều này sẽ giúp các học viên tập trung vào những điểm cần sự tập trung hơn (cụ thể là trước mắt, nơi có bục giảng hay màn hình và bảng viết) và không cảm thấy căng thẳng. Các không gian học tập có thể trở nên “đáng sợ” khi bạn có cảm giác bị ép lại hay gò bó, bất kể mục đích của bạn cần phải tiếp cận với không gian là gì hay là trong bao lâu.

Thiết kế không gian học tập với trần cao
Thiết kế không gian học tập với trần cao

TẬN DỤNG TỐI ĐA ÁNH SÁNG TRONG LỚP HỌC

Một hiệu ứng tích cực gắn liền với trần cao là nhiều ánh sáng. Ánh sáng, cho dù bắt nguồn từ mặt trời hay đèn điện, sẽ mang niềm vui vào lớp học, thật sự cho thấy là trong học tập là có vui chơi. Ngoài ra, ánh sáng được biết đến trong lĩnh vực khoa học là một yếu tố có tác động đến nhịp điệu sinh học hàng ngày (circadian rhythm) của con người, tuỳ vào độ sáng sẵn có mà bạn có thể cảm thấy hưng phấn hay thư giãn hơn.

Tận dụng tối đa ánh sáng trong lớp học
Tận dụng tối đa ánh sáng trong lớp học

MANG THIÊN NHIÊN VÀO LỚP HỌC

Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể nhấn mạnh các điểm nhấn xanh được bài trí trong không gian nếu có. Khi bạn thấy được cây cỏ tự nhiên xen kẽ với kiến trúc bạn sẽ trở nên an tâm và hoà nhã hơn. Thêm vào đó, xu hướng mang thiên nhiên vào các không gian lớn như giảng đường hay công sở hiện đang rất được ưa chuộng – thậm chí hoan nghênh do khả năng “chào đón” sự mới mẻ.

Mang thiên nhiên vào lớp học
Mang thiên nhiên vào lớp học

Thiết kế không gian học tập hiện nay cũng nên có khả năng biến đổi để tránh sự nhàm chán. Nếu có thể, bạn hãy phân chia không gian bằng những kệ sách ngoại cỡ và có kiểu dáng cách tân. Tất nhiên, tất cả đều có thể di dời được để chia ra nhiều khu vực hay tổng hợp lại. Bạn cũng có thể cho thêm sự vui nhộn và cá tính với các túi nệm đa sắc dùng để nghỉ ngơi.

Nói tóm lại, các nhà thiết kế cần thật sự chú tâm khi thiết kế không gian học tập. Tất cả các yếu tố xây dựng sẽ luôn có tác động đến tâm lý và tư duy của học viên – đặc biệt là các em nhỏ.