SƠ LƯỢC VỀ PHONG CÁCH JAPANDI

Nhiều người cho rằng phong cách Japandi là một xu hướng thiết kế xuất hiện khá gần đây, thế nhưng ít người biết nó có một bề dày năm tháng đáng kể. Mở cửa từ năm 1853, người Nhật Bản đã đem lại không ít cơ hội cho dân tộc các nước  trải nghiệm những nét văn hoá và tư tưởng đặc sắc của mình. Điển hình nhất, phải kể đến là tác phẩm của đại uý hải quân Đan Mạch William Carstensen “Japan’s Capital and the Japanese” (tạm dịch Thủ Đô Nhật Bản và Văn Hoá Nhật) – một công trình miêu tả về đất nước mặt trời mọc mà theo giới thiết kế nội thất ở tiểu vùng Scandinavia, Bắc Âu, là điểm nguồn cho các dáng vóc thiết bị, cách bày trí, v.v. hiện vẫn được con người nơi đây áp dụng và phát triển.

Sơ lược về phong cách Japandi
Sơ lược về phong cách Japandi

Thuật ngữ Japandi là sự phối hợp của hai từ “Japan” (Nhật Bản) và “Scandi” (Scandinavia gọi tắt). Japandi biểu trưng cho sự giao thoa của hai khái niệm thẩm mỹ wabi-sabi (không hoàn hảo vẫn đẹp) và hygge (cảm giác nồng ấm). Cả wabi-sabi và hygge đều đề cao sự thanh tú và tính thực tiễn, thể hiện qua đường nét gọn ghẽ, vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên và bề mặt rất hạn chế hoặc không có trang trí. Theo phong cách này, có thể phối hợp các vật dụng, thiết bị và cách sử dụng ánh sáng để tạo ra các điểm nhấn lẫn độ hài hoà để làm tăng vẻ tươi vui của không gian một cách tự nhiên nhất.

Sơ lược về phong cách Japandi
Sơ lược về phong cách Japandi

Thú vị hơn, trái với xu hướng chung Japandi lại xem thời gian là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp và theo đó, các vật dụng hay vật liệu trong không gian thường phản ánh sự kết nối gần gũi, chân thực với chủ nhân của mình, dù có nét hao mòn hiển nhiên hay vẻ đổi thay tất yếu ở bề ngoài. Đến lượt mình, các “tín đồ” theo phong cách Japandi luôn biết tôn trọng quy luật của tự nhiên, và hơn ai hết, những chủ nhân này đều thấy được cái đẹp chân thực đằng sau những đổi thay của đồ vật. Cũng cần nói thêm là, người theo trường phái này thường không cổ vũ việc lạm dụng tài nguyên hay gây hại môi trường- họ luôn đề cao lối sống xanh và sạch.

Sơ lược về phong cách Japandi
Sơ lược về phong cách Japandi

Theo ý nguyện của chủ đầu tư ARTIUS đã vận dụng phong cách Japandi trong thiết kế nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt ở các căn hộ cao cấp. Tuy khiêm tốn về mặt diện tích nhưng các công trình này đều bắt mắt, gợi lên nét sinh động và hài hoà nhờ việc sử dụng các màu sắc, chất liệu nội thất gần gũi với thiên nhiên lẫn cách phối hợp ánh sáng bao trùm lên các mảng không gian khác nhau. Thêm vào đó, ở các công trình được Artius thiết kế theo phong cách Japandi thường mang tính “xanh” và tế nhị nhắc nhở cho gia chủ những vật dụng tuy ở mức tối giản, nhưng những gì đã trang bị đều hữu dụng và mang giá trị công năng cao.