Nếu phong cách tối giản minimalism, “càng ít càng tốt” thì phong cách maximalism lại đề cao sự thoải mái và là sự kết hợp của nhiều sắc màu táo bạo, độc đáo xét theo khía cạnh trang trí.
Vào những năm 70s, thuật ngữ maximalism được sử dụng trong nghệ thuật – bao gồm cả nghệ thuật thị giác và thiết kế nội thất. Maximalism còn gọi là phong cách tối đa mang nhiều dấu ấn cá nhân, chi tiết theo tính cách và bộc lộ mạnh mẽ gu thẩm mỹ đặc thù. Phong cách này gây ấn tượng mạnh về thị giác từ sự “bùng nổ” các gam màu tươi sáng, “tổ hợp” với các họa tiết và chất liệu đa dạng. Trong thiết kế nội thất maximalism thường chắt lọc những tinh hoa và các đặc trưng về phong cách thuộc nhiều thời đại khác nhau. Theo đó, cách kết hợp này thường bộc lộ nét tự do, âm vang phóng khoáng, vừa bất quy theo một nguyên tắc nào, và thoát ra mọi trói buộc vừa tải mang “chất thơ” đâu đó và đặc biệt hơn, thể hiện được sự sáng tạo thoả sức.
Những năm trở lại đây phong cách maximalism (tối đa) trở lại như một “dấu sol” riêng chói sáng, gây ấn tượng và để lại không ít nét thu hút riêng. Ở dự án cải tạo khách sạn VIAS Vũng Tàu, ARTIUS với tư cách là đơn vị thi công, thiết kế đã ứng dụng phong cách này với trình độ tay nghề khá cao. Chẳng như, ngoài việc gây ấn tượng cho lữ khách bởi cách “chơi màu” độc đáo ở khu vực giải trí như nhà hàng, café v.v.. thì sự hiện diện của đường vân marble cũng tạo “điểm nghỉ” cho giác quan một cách tinh nghệ khi khách hàng trải nghiệm qua các vùng không gian khác biệt.
Tuy vậy, lựa chọn phong cách nào cũng nên tôn vinh tính hài hòa và một số “quy tắc bất thành văn” trong thiết kế để không gian thụ hưởng trở nên độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân nhưng vẫn lưu giữ dài lâu tính nghệ thuật cần có.